Nhân khẩu Makedonía

Cư dân của vùng đại đa số là người Hy Lạp và là tín đồ Chính Thống giáo Hy Lạp. Từ thời Trung Cổ đến đầu thế kỷ 20, thành phần sắc tộc tại Makedonía có nét đặc trưng là không chắc chắn về số lượng và nhận dạng. Điều tra năm 1904 dưới thời Ottoman, Hilmi Pasha ghi nhận có 373.227 người Hy Lạp và 204.317 người Bulgaria tại riêng vilayet Selânik (Thessaloniki). Theo điều tra này, người Hy Lạp cũng chiếm ưu thế tại vilayet Monastir (Bitola), với 261.283 người Hy Lạp và 178.412 người Bulgaria. Hugh Poulton, trong quyển Who Are the Macedonians (Ai là người Macedina), ghi chú rằng "ước định số dân cư là không chắc chắn"[28] đối với lãnh thổ Makedonía trước khi nó hợp nhất vào nhà nước Hy Lạp năm 1913.[28] Số dân cư còn lại bao gồm người Thổ Ottoman và một số người Do Thái, và người Roma, người Albaniangười Vlach.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, sự thay đổi lớn về nhân khẩu học đã diễn ra, kết quả là người Hy Lạp chiếm tỷ lệ áp đảo. Năm 1919, sau khi Hy Lạp chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, Bulgaria và Hy Lạp đã ký kết Hiệp ước Neuilly, yêu cầu một cuộc trao đổi dân cư giữa hai bên. Theo hiệp ước, Bulgaria được coi là tổ quốc của tất các dân tộc Slav sống tại Hy Lạp. Hầu hết người Hy Lạp từ Bulgaria được tái định cư tại Makedonía thuộc Hy Lạp; hầu hết người Slav tái định cư tại Bulgaria song một số vẫn ở lại, hầu hết trong số họ đã tuyên bố mình là người Hy Lạp để được miễn trừ trao đổi. Năm 1923, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết Hiệp ước Lausanne sau các hậu quả của chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ, và 600.000 người Hy Lạp tị nạn đến từ Tiểu Á được tái định cư tại khu vực và thay thế những người Thổ Nhĩ Kỳ tại Makedonía và những người Hồi giáo khác (người Albania, Roma, Slav và Vlach) theo các điều khoản của hiệp ước.[29]

Các thành phố Makedonía dưới thời cai trị của Ottoman thường được gọi bằng nhiều tên (tiếng Hy Lạp, Slav hay tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman). Sau sự chia tách của vùng đất châu Âu thuộc Ottoman, hầu hết các thành phố được gọi chính thức bằng tên Hy Lạp sẵn có hoặc tiếp nhận tên Hy Lạp. Sau các cuộc trao đổi dân cư, nhiều địa điểm cũng được đổi tên theo ngôn ngữ của những người cư trú mới.

NămNgười Hy LạpNgười BulgariaNgười Hồi giáoKhácTổng
1926 (số liệu của Hội Quốc Liên) 88,8%
(1.341.000)
5,1%
(77.000)
0,1%
(2.000)
6,0%
(91.000)
1.511.000

Dân cư bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh thế giới thứ 2 với các nạn đối, xử tử, thảm sát và trục xuất. Trung Makedonía, bao gồm Thessaloniki, bị người Đức chiếm đóng, và ở phía đông, đồng minh Bulgaria của họ đã khủng bố cư dân người Hy Lạp bản địa và cho định cư những người thực dân Bulgaria tại vùng họ chiếm đóng ở Đông Makedonía và Tây Thrace, trục xuất tất cả người Do Thái ra khỏi khu vực. Tổng số dân thường chết tại Makedonía được ước tính là trên 400.000, bao gồm 55.000 người Do Thái Hy Lạp. Các ảnh hưởng từ Nội chiến Hy Lạp sau đó đã khiến nhiều người dân nông thôn Makedonía di cư ra các thị trấn và thành phố hay ra nước ngoài trong cuối những năm 1940 và 1950.

Phương ngữ Makedonía

Tiếng Hy Lạp được sử dụng rộng khắp và là ngôn ngữ chính thức duy nhất trong đời sống và giáo dục tại Makedonía. Phương ngữ Makedonía bản địa được sử dụng bên cạnh các phương ngữ khác của tiếng Hy Lạp và tiếng Hy Lạp Pontos vẫn được một số người gốc Pontos sử dụng. Các phương ngữ Slav Makedonía là ngôn ngữ thiểu số phổ biến nhất trong khi tiếng Armânji, tiếng Arvanitika, Megleno-Romania, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Di-gan cũng xuất hiện. Tiếng Ladino được một số người Do Thái tại Thessaloniki dùng.

Phương ngữ Makedonía ở Hy Lạp dựa theo những biến thể của từ vựng và đặc biệt là phát âm. Từ tháng 1 năm 2012, hãng Hàng không Aegea cho phát sóng một chương trình truyền hình thương mại nhấn mạnh về sự khác biệt giữa phương ngữ ở Thessaloniki và Athena,[30] và giới thiệu bản thân nó là cầu nối giữa người dân hai thành phố này, giúp cho hai khu vực có thể hiểu nhiều về nhau hơn.

Sau khi khối xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, có một lượng lớn người dân Đông Âu đến Makedonía để tìm việc làm. Từ đầu những năm 2000, cũng có những người châu Phi và Nam Á đến đây.

Các đô thị lớn nhất

Quang cảnh Serres.Quang cảnh Kavala.
Đô thịTên Hy LạpDân số[24]
01. Thessaloniki (khu tự quản)Δήμος Θεσσαλονίκης363.987
02. KavalaΚαβάλα63.293
03. KateriniΚατερίνη56.434
04. SerresΣέρρες56.145
05. DramaΔράμα55.632
06. KozaniΚοζάνη47.451
07. VeriaΒέροια47.411
08. PtolemaidaΠτολεμαΐδα35.539
09. GiannitsaΓιαννιτσά26.296
10. KilkisΚιλκίς24.812
11. NaoussaΝάουσα22.288
12. AridaiaΑριδαία20.213
13. AlexandriaΑλεξάνδρεια19.283
14. EdessaΈδεσσα18.253
15. Nea MoudaniaΝέα Μουδανιά17.032
16. FlorinaΦλώρινα16.771
17. KastoriaΚαστοριά16.218
18. GrevenaΓρεβενά15.481
19. PolygyrosΠολύγυρος10.721
20. SkydraΣκύδρα5.081

Nhận dạng khu vực

Người Makedonía ([Μακεδόνες, Makedónes] lỗi: {{lang-xx}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp)) là thuật ngữ dùng để chỉ những người Hy Lạp có nguồn gốc từ khu vực này. Người Makedonía có vai trò đặc biệt quan trọng trọng các cuộc chiến tranh Balkan khi họ là một cộng đồng thiểu số nhỏ trong tỉnh Macedonia của đế quốc Ottoman. Người Makedonía hiện nay có một bản sắc khu vực mạnh mẽ, thể hiện ở cả Hy Lạp[31] và các nhóm di cư trong cộng đồng người Hy Lạp hải ngoại.[32] Bản sắc này được nhấn mạnh trong bối cảnh có tranh chấp về tên gọi Macedonia sau khi Nam Tư tan rã, và một chủ thể ở phía bắc của Hy Lạp trở thành một nước độc lập với tên gọi "Cộng hòa Macedonia", kể từ đó việc tự nhận là người Macedonia là một vấn đề liên quan đến niềm tự hào dân tộc với nhiều người Hy Lạp.[33]

Các cộng đồng thiểu số

Quy mô đích xác của các sắc dân và ngôn ngữ thiểu số trong khu vực cho đến nay chưa được công bố chính thức vì bản thân Hy Lạp chưa từng tổ chức thống kê dân số theo tiếng mẹ đẻ từ năm 1951. Các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Makedonía có thể kể đến là:

Cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ Xlavơ

Phân bổ của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ Slav ở Florina và Aridaia (1993).

Các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ Xlavơ tập trung tại các khu vực Florina, Kastoria, Édessa, Giannitsa, PtolemaidaNaousa. Ngôn ngữ họ sử dụng khá đa dạng, từ tiếng Macedonia tới tiếng Bulgarya, tùy theo nguồn gốc địa lý hay nguồn gốc chính trị. Không dễ để tìm ra con số chính xác về dân số của các cộng đồng này, và bản thân các khảo sát về sắc dân cũng không đưa ra kết của chắc chăn do người dân thường có tâm lý e dè và nghi ngại khi trả lời các câu hỏi trong các khảo sát về sắc dân của họ. Ước tính cao nhất về dân số của các cộng đồng này thường rơi vào khoảng 100.000–120.000 người. Chi nhánh Hy Lạp của Liên đoàn Helsinki Quốc tế về Quyền con người (cũ) đưa ra con số chừng 10.000–30.000.[34]

Aromania

Megleno-Romania

Arvanitika

Bài chi tiết: Arvanitika

Các cộng đồng người Arvanitika cũng sinh sống ở vùng Makedonía. 5 cộng đồng Arvanitika sinh sống ở vùng Serres và nhiều người Arvanitika sinh sống tại Thessaloniki, trung tâm hành chính của Makedonía. Ngoài ra còn có 3 làng của người Arvanitika tại Florina (Drosopigi, LechovoFlampouro), và nhiều người Arvanitika khác sống ở các vùng Kilkis và Thessaloniki.[35]

Người Do Thái ở Thessaloniki

Các sắc dân khác

Các dân tộc thiểu số khác trong vùng có thể kể đến là Rōmaniōt, ArmeniaRoma (một nhánh của người Di-gan). Cộng đồng người Roma chủ yếu sinh sống xung quanh thành phố Thessaloniki. Một phần (trong số 200-300 nghìn người Di-gan tại Hy Lạp) sinh sống trong vùng Makedonía.[36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Makedonía http://www.bigupload.com/d=908855DA http://www.britannica.com/EBchecked/topic/354264/M... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/378855/M... http://www.findarticles.com/p/articles/mi_qa3719/i... http://books.google.com/?id=8_zeaeTOz6YC&pg=PA85&l... http://books.google.com/?id=p6vdPgAACAAJ&dq=%CE%97... http://books.google.com/books?id=fy0FAAAAMAAJ&prin... http://books.google.com/books?id=fy0FAAAAMAAJ&prin... http://www.unrv.com/provinces/macedonia.php http://www.youtube.com/watch?v=SAxBbp_B9JU&feature...